Tìm hiểu một số tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch

Thuốc chống thải ghép, hay còn được biết đến là thuốc ức chế miễn dịch, là một loại thuốc tây đặc trị mà bạn bắt buộc phải dùng sau khi thực hiện phẫu thuật cấy ghép nội tạng. Chức năng của các loại thuốc này là giúp cơ thể không đào thải cơ quan được cấy ghép vào.



Tuy nhiên, những loại thuốc này có công dụng khá mạnh, dẫn đến việc toàn bộ cơ thể có thể bị ảnh hưởng chứ không riêng hệ miễn dịch, cụ thể hơn là tế bào bạch cầu.

Bạn chắc chắn không thể nào tránh khỏi tác dụng phụ của thuốc chống thải ghép. Tuy nhiên, bạn cũng không cần lo lắng quá vì chúng khá đơn giản để chữa trị cũng như kiểm soát.

QC: Thuốc Cellcept 250mg ức chế miễn dịch phòng thải ghép

Tác dụng phụ của thuốc chống thải ghép

Theo các chuyên gia thống kê, số lượng tác dụng phụ của thuốc chống thải ghép tương đối nhiều. Chúng khá đa dạng, tùy thuộc vào sự kết hợp giữa những loại thuốc mà bạn được kê đơn sau phẫu thuật cấy ghép nội tạng. Dưới đây là danh sách về một số tác dụng phụ phổ biến mà bạn dễ gặp phải:

             Buồn nôn và ói mửa

             Tiêu chảy

             Đau đầu

             Cao huyết áp

             Nồng độ cholesterol trong máu cao

             Mặt sưng vù

             Thiếu máu

             Viêm khớp

             Loãng xương

             Tăng khẩu vị hay ăn ngon miệng hơn

             Tăng cân

             Khó ngủ

             Tâm trí không tỉnh táo (lúc nào cũng cảm thấy lâng lâng)

             Chân tay sưng tấy và ngứa

             Mụn trứng cá và các vấn đề về da liễu

             Run rẩy

             Rụng tóc hoặc tóc mọc không kiểm soát

             Đái tháo đường

Bạn có thể cảm thấy bất ngờ với độ dài của danh sách trên. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều vì không phải ai cũng gặp phải những phản ứng phụ như thế này. Một người nhận ghép tạng có thể bị tác dụng phụ hoàn toàn khác hẳn so với những người nhận ghép tạng khác. Tất cả đều tùy thuộc vào thể trạng cũng như điều kiện y tế của mỗi người.

Bạn hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe càng sớm càng tốt nếu bản thân xảy ra bất kỳ phản ứng phụ nào, để họ có thể thay đổi loại thuốc điều trị hoặc tìm phương án giải quyết những vấn đề này. Đừng im lặng và chịu đau.

Tuy nhiên cũng còn tùy thuộc vào cơ địa và tình hình sức khỏe của mỗi bệnh nhân mà thuốc sẽ có những phản ứng phụ khác nhau. Cho dù là tác dụng phụ nào thì người bệnh cũng cần theo dõi chặt chẽ để có thể kịp thời can thiệp và xử lí khi có phát sinh tình huống khẩn cấp. Điều quan trọng nhất là cần phải tuân thủ nghiêm các chỉ thị của bác sĩ điều trị trong cách dùng và liều dùng

Xem thêm các dòng thuốc đặc trị khác tại đây

Add Comment

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bác sĩ dùng thuốc androcur điều trị bệnh gì

Những quan niệm sai lầm về bệnh tiểu đường

Thực phẩm tốt cho người bệnh cao huyết áp