Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường

 Bệnh tiểu đường luôn gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Khi nói đến biến chứng của bệnh tiểu đường người ta thường nghĩ ngay đến suy thận, suy tim… Hôm nay cùng Maizo shop tìm hiểu một biến chứng khác của bệnh tiểu đường. Tuy không nghiêm trọng đến tính mạng nhưng chiếm một tỷ lệ khá cao với người bị bệnh tiểu đường. Biến chứng mà chúng tôi muốn nói đến đó là biến chứng về thần kinh




Biến chứng thần kinh tiểu đường có thể không ảnh hưởng ngay đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều vấn đề nhức nhối trong cuộc sống. Theo thống kê, có đến 70% người tiểu đường bị biến chứng thần kinh, trong đó 50% xuất hiện ngay tại thời điểm mới mắc bệnh với các dấu hiệu: Tê bì chân tay, nóng rát, khô ngứa da, giảm sinh lý…

Hiện nay, chỉ có thuốc điều trị tiểu đường giúp ổn định chỉ số đường huyết nhưng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho biến chứng thần kinh tiểu đường.

Nguyên nhân gây biến chứng thần kinh tiểu đường

Bệnh tiểu đường gây tổn thương thần kinh theo hai cơ chế chính, đó là tổn thương mạch máu và tổn thương thần kinh.

- Tổn thương mạch máu: Đường huyết cao kéo dài sản sinh ra các chất độc hại. Các chất này có tính oxy hóa mạnh, làm tổn thương đến mạch máu nuôi dưỡng dây thần kinh. Tổn thương mạch máu làm quá trình cung cấp oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng dây thần kinh bị ảnh hướng.

- Tổn thương thần kinh: Rối loạn chuyển hóa đường có thể kéo theo rối loạn chuyển hóa mỡ (lipid). Trong đó, lipid lại là thành phần không thể thiếu trong cấu tạo của tế bào thần kinh. Rối loạn chuyển hóa lipid có thể gây thoái hóa và ảnh hưởng đến tốc độ dẫn truyền của tế bào thần kinh.

Triệu chứng của biến chứng thần kinh tiểu đường

Hệ thần kinh điều khiển hoạt động của mọi cơ quan trong cơ thể. Tổn thương thần kinh trên cơ quan nào sẽ gây ra biểu hiện trên cơ quan đó:

Trên tay chân:

- Tê bì, cảm giác như có kiến bò, kim châm. Lâu dần, người bệnh bị mất khả năng cảm nhận đau, nóng lạnh.

- Cảm giác nóng rát lòng bàn tay, bàn chân hoặc các ngón tay chân.

- Chuột rút đặc biệt là về đêm; đau cách hồi (Đau khi đi lại và giảm bớt khi nghỉ ngơi).

- Da khô ngứa, bong tróc, nứt nẻ; tăng chai sạn chân, dày móng.

Trên tim mạch: Nhịp tim nhanh ngay cả khi nghỉ ngơi. Người bệnh thường xuyên bị hạ huyết áp tư thế đứng (cảm giác choáng váng, chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột từ nằm sang ngồi, đứng).

Trên tiêu hóa: Dạ dày co thắt chậm lại khiến người bệnh thường xuyên bị nuốt nghẹn, đầy bụng, nóng rát hoặc đau thượng vị, nôn hoặc buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Nặng hơn, người bệnh có thể bị liệt dạ dày.

Trên hệ sinh dục:

- Ở nam giới: Rối loạn cương dương, giảm ham muốn.

- Ở nữ giới: Khô âm đạo, rối loạn kinh nguyệt.

Hầu hết tất cả các biến chứng tiểu đường đều rất khó điều trị vì về bản chất điều trị biến chứng tiểu đường là điều trị triệu chứng bệnh. Cách căn cơ và đảm bảo là khi đã mắc bệnh tiểu đường, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống vận động và sử dụng thuốc tiểu đường theo chỉ định bác sĩ nghiêm ngặt và đầy đủ nhất nhằm ngăn ngừa phát sinh biến chứng do đường huyết cao kéo dài. Đó là giải pháp duy nhất hiện tại cho người bệnh tiểu đường  

Xem thêm:

Bệnh tiểu đường cần hạn chế những thực phẩm nào

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2

Người bệnh tiểu đường tiêm insulin thế nào

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bác sĩ dùng thuốc androcur điều trị bệnh gì

Những quan niệm sai lầm về bệnh tiểu đường

Thực phẩm tốt cho người bệnh cao huyết áp