Điều trị rối loạn đông máu sau tiêm vaccine phòng COVID-19

Điều trị rối loạn đông máu sau tiêm vaccine phòng COVID-19 - phản ứng rất hiếm gặp - giống các rối loạn đông máu thông thường.

Trong giai đoạn cả nước đang triển khai chiến dịch tiêm chủng covid-19 quy mô lớn, đã xuất hiện một số tình trạng phản ứng rối loạn đông máu cho dù hiếm. Hôm nay blog maizo sẽ giới thiệu chúng ta một bài viết của bộ y tế về cách điều trị rối loạn đông máu sau tiêm vaccine giúp mỗi người chúng ta hiểu rõ và phản ứng kịp thời nếu không may bản thân hoặc người nhà rơi vào tình trạng này



Ngày 15/4, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 1888/QĐ-BYT thành lập "Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19" bao gồm lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo các Vụ/Cục liên quan của Bộ Y tế; các nhà khoa học - các chuyên gia hàng đầu trong nước về các lĩnh vực tiêm chủng, truyền nhiễm, hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực, huyết học, tim mạch, thần kinh…

Ban chỉ đạo sẽ thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn tổ chức sàng lọc, theo dõi, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm vaccine COVID-19 để kịp thời hỗ trợ các địa phương xử trí mọi tình huống xảy ra của tiêm chủng với mục tiêu đặt ra là tổ chức "tiêm phòng đến đâu an toàn đến đó".

PGS.TS Đào Xuân Cơ - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam - cho hay điều trị rối loạn đông máu sau tiêm vaccine phòng COVID-19 cũng giống như các rối loạn đông máu thông thường.

Hiện tại Tiểu ban hướng dẫn và tổ chức chỉ đạo xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đã xây dựng xong phác đồ "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vaccine COVID-19" trình Bộ Y tế ban hành.

Phác đồ được xây dựng nhằm giúp các cơ sở tiêm chủng sẵn sàng xử trí kịp thời ngay tại cộng đồng và y tế cơ sở; Đồng thời hướng dẫn người tiêm vaccine phát hiện sớm dấu hiệu sau khi tiêm để điều trị kịp thời.

Tại hội nghị trực tuyến về tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 cuối tuần qua, lãnh đạo Bộ Y tế đã nêu rõ, thông qua hệ thống kết nối khám chữa bệnh từ xa với 1.500 điểm cầu, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới khi cần qua hệ thống Telehealth. Do đó các điểm tiêm chủng ở y tế cơ sở sẽ luôn được hỗ trợ kịp thời về chuyên môn trong xử trí các phản ứng nặng sau tiêm chủng.

Sau tiêm chủng, người dân cần tự theo dõi, nếu có một trong các biểu hiện sau, cần phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời tránh biến chứng:

- Đau đầu, nhìn mờ, nhìn đôi, co giật , tê yếu, liệt;

- Đau ngực, khó thở;

- Đau bụng dai dẳng;

- Phù 2 chi dưới.

Tại Việt Nam, đến nay đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 tại nhiều  tỉnh, thành phố, chính phủ đang thúc đẩy việc tiêm chủng toàn dân nhằm đạt miễn dịch cộng đồng sớm. Đây là tín hiệu đáng mừng cho những người đã đang và sẽ tiêm vaccine. Hãy cùng nhau đoàn kết tuân thủ quy định, tiêm vaccine khi đến lượt giúp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước đại dịch.

 Nguồn: Bộ y Tế

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bác sĩ dùng thuốc androcur điều trị bệnh gì

Những quan niệm sai lầm về bệnh tiểu đường

Thực phẩm tốt cho người bệnh cao huyết áp