Tiểu đường thai kỳ nên xét nghiệm ở tuần thứ mấy?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng phổ biến xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Cùng maizo.io tìm hiểu rõ hơn về tiểu đường thai kỳ qua bài viết sau

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ được kích thích tạo ra các hormon giúp thai nhi lớn và phát triển. Sự tăng sản xuất các hormone này làm cơ thể người mẹ tăng đề kháng insulin. Trong khi insulin là loại hormone cần thiết giúp ổn định lượng đường trong máu.



Khi bị tiểu đường thai kỳ, lượng đường trong máu của mẹ bầu cao hơn mức bình thường. Bệnh lý xảy ra ở khoảng từ 2 đến 5% ở phụ nữ mang thai và thường chấm dứt sau khi sinh em bé chào đời. Chỉ một số ít các trường hợp mẹ bầu tiếp tục bị tiểu đường mãn tính.

Khi bị tiểu đường thai kỳ, các mẹ bầu rất có thể có các dấu hiệu mệt mỏi, khát nước nhiều, thường xuyên đi tiểu… Tuy nhiên các dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn là ốm nghén và thường bị các mẹ bầu bỏ qua. Cách xác định tốt nhất tình trạng bệnh vẫn là làm các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.

Tham khảo: Thuốc tiểu đường Jardiance 25mg hộp 30 viên

Thời điểm lý tưởng để mẹ bầu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Thời điểm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ lần đầu ở giai đoạn từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với mẹ bầu không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.

Phụ nữ có thai kỳ sau sinh từ 4 đến 12 tuần, cần làm xét nghiệm để chẩn đoán đái tháo đường thật sự bền vững. Các bác sĩ sẽ áp dụng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và các tiêu chuẩn để chẩn đoán không mang thai phù hợp trên lâm sàng.

Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ cần nên thực hiện xét nghiệm để phát hiện sự phát triển của đái tháo đường hay tiền đái tháo đường ít nhất 3 năm một lần. Phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ, sau đó được phát hiện có tiền đái tháo đường cần phải được điều trị và có lối sống khoa học tích cực để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Tham khảo: Thuốc điều trị tiểu đường Januvia 100mg hộp 28 viên

Những người nào dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

•           Tiền sử gia đình đã có người bị tiểu đường (bố, mẹ,..);

•           Chỉ số BMI > 30: thừa cân hoặc béo phì;

•           Phụ nữ trên 25 tuổi;

•           Đã từng bị bệnh tiểu đường thai kỳ ở những lần sinh trước;

•           Lần sinh trước đó đã sinh em bé nặng hơn 4 kg;

•           Thai chết lưu mà không biết rõ nguyên nhân;

•           Có tiền sử sinh con có bị dị tật bẩm sinh không tìm được nguyên nhân.

•           Xét nghiệm dung nạp glucose: Thời điểm làm xét nghiệm diễn ra sáng sớm, mẹ bầu cần nhịn ăn 8-14 giờ đồng hồ. Sau đó, bác sĩ lấy mẫu máu đầu tiên để kiểm tra đường huyết lúc đói. Tiếp đó, mẹ bầu phải uống 75g glucose pha trong 200-300ml nước và được lấy thêm hai mẫu máu nữa để đo đường huyết vào các thời điểm sau uống glucose 1 giờ và 2 giờ.

Kết quả xét nghiệm

•           Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2017, nghiệm pháp dung nạp glucose dương tính có nghĩa là bạn đã bị đái tháo đường thai kỳ.

•           Cụ thể, khi 1 trong 3 xét nghiệm đường huyết kể trên cao trên ngưỡng bình thường. Ngưỡng giúp chẩn đoán tiểu đường thai kỳ là ≥ 92 mg/dl với đường huyết lúc đói; ≥ 180 mg/dl sau 1 giờ uống 75g glucose và ≥ 153 mg/dl sau 2 giờ uống 75g glucose.

Tham khảo thông tin về thuốc tiểu đường tại đây

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bác sĩ dùng thuốc androcur điều trị bệnh gì

Những quan niệm sai lầm về bệnh tiểu đường

Thực phẩm tốt cho người bệnh cao huyết áp