Thuốc kháng đông sintrom 4mg là gì

 

Sintrom là gì?

- Sintrom (Acenocoumarol) thuộc nhóm thuốc gọi là thuốc chống đông máu. Sintrom được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa huyết khối trong các mạch máu. Thuốc giúp ngăn không cho huyết khối hình thành và tăng lên về kích thước, chứ không làm tan huyết khối. - Sintrom (Acenocoumarol) hoạt động thông qua ngăn chặn một phần sử dụng lại Vitamin K trong gan. Trong cơ thể, vitamin K cần thiết để tham gia tổng hợp các yếu tố đông máu giúp tránh chảy máu. Vitamin K có trong tự nhiên như thức ăn: lá, rau xanh và một số dầu thực vật. Nếu bệnh nhân đang dùng acenocoumarol, có thể tiếp tục ăn những thực phẩm này nhưng không nên ăn quá nhiều.

- Nếu ông (bà), chưa hiểu một cách chắc chắn lý do tại sao bạn đang uống thuốcSintrom 4mg, hãy nói chuyện với bác sĩ. Không nên ngưng dùng thuốc này mà không tham vấn bác sĩ.



Không cho thuốc này cho bất cứ ai khác, ngay cả khi họ có các triệu chứng giống như ông (bà), nguy cơ sẽ có hại cho người đó.

Dùng Sintrom như thế nào?

- Viên Sintrom chứa 4mg có thể bẻ nhỏ, viên minisitrom chứa 1mg Acenocoumarol.

- Liều duy trì thông thường khoảng từ 1 mg đến 10 mg (thấp hơn ở người Việt Nam) mỗi ngày một lần. Nên uống Sintrom vào một giờ nhất định trong ngày.

- Các liều Sintrom của mỗi bệnh nhân được bác sỹ xác định dựa theo thời gian đông máu thông qua xét nghiệm định kỳ INR. Bệnh nhân cần tuân thủ liều dùng và thời điểm cần xét nghiệm INR theo bác sỹ yêu cầu. Tránh dùng quá liều có thể gây ra chảy máu hoặc liều quá thấp có thể gây huyết khối.

Làm gì nếu quên không dùng thuốc?

Nếu ông (bà) quên dùng một liều, nên dùng lại đúng liều đó nó càng sớm càng tốt và tiếp tục dùng lần kế tiếp, nếu quên đến thời điểm gần dùng liều tiếp theo thì có thể dùng luôn liều tiếp theo. Không nên uống gấp đôi liều để bù đắp cho liều đã quên. Nếu ông (bà) không chắc chắn những việc cần làm sau khi quên liều, liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.

Tácdụng phụ của Sintrom 4mg

Tác dụng phụ là một phản ứng không mong muốn bên cạnh tác dụng điều trị. Tác dụng phụ có thể nhẹ hoặc nặng, tạm thời hay vĩnh viễn. Các tác dụng phụ liệt kê dưới đây không phải xuất hiện ở tất cả các bệnh nhân.

Mặc dù hầu hết các tác dụng phụ liệt kê dưới đây không xảy thường xuyên, nhưng có thể dẫn đến nghiêm trọng hơn nếu ông (bà) không có tư vấn của bác sỹ.

Ông (bà) phải thông báo với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu có các tác dụng phụ sau đây xảy ra:

- Chảy máu từ vết cắt lâu cầm máu

- Chảy máu chân răng

- Nhức đầu, chóng mặt, hoặc điểm yếu nửa người

- Kinh nguyệt kéo dài hơi bình thường

- Chảy máu cam

- Tê hoặc ngứa ran của khuôn mặt, bàn tay, hoặc bàn chân

- Đau, sưng, hay khó chịu ở cơ

- Nước tiểu màu hồng hoặc màu nâu

- Không giải thích được sự bầm tím tay, chân, thân

- Đột ngột khó thở

- Bất tỉnh

Ông bà dừng ngay liều thuốc tiếp theo và đến viện ngay lập tức nếu xảy ra bất cứ sau đây:

- Dấu hiệu của dị ứng nghiêm nặng (ví dụ, sưng mặt hoặc cổ họng, phát ban, hoặc khó thở, tụt huyết áp)

- Có dấu hiệu chảy máu (phân đen, đi ngoài ra máu, chảy máu trong mắt, nôn ra máu, nôn ra dịch đen như bã cà phê, đái máu, ho ra máu)

Nguồn: sưu tầm bacsinoitru.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bác sĩ dùng thuốc androcur điều trị bệnh gì

Những quan niệm sai lầm về bệnh tiểu đường

Thực phẩm tốt cho người bệnh cao huyết áp